logo
banner propectin

Top 9 các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh hiệu quả

Tuổi tác tăng cao khiến nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm và người cao tuổi dễ mắc các bệnh như tim mạch, xương khớp, hô hấp,…. Các bệnh này thường chuyển hoá thành bệnh mãn tính và thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người cao tuổi. Bài viết dưới đây sẽ thống kê lại top 9 các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và đưa ra các phương pháp phòng ngừa bệnh đơn giản mà hiệu quả nhằm giúp người già duy trì được lối sống lành mạnh tránh xa bệnh tật.

I. Top 9 các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

1. Bệnh Tim Mạch và Động Mạch

Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí y khoa The Lancet cho biết các bệnh liên quan đến tim mạch và động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi [1]. Những bệnh về hệ tim mạch thường gặp có thể kể đến như bệnh suy tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, các bệnh van tim như hở van hai lá, van ba lá,… 

Do tim của người cao tuổi thường to hơn và chiếm một thể tích lớn trong lồng ngực, hệ thống các nút xoang, phát xung điện điều chỉnh nhịp tim cũng bị ảnh hưởng bởi những biến đổi giải phẫu. Các van tim bị calci hóa và trở nên xơ cứng do tuổi tác cũng tác động đến khả năng đóng khít và gây ra bệnh lý về van tim. Ngoài ra, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, uống rượu, bia, hút thuốc lá,… cũng làm trầm trọng hơn sức khoẻ tim mạch nói riêng và sức khoẻ người cao tuổi nói chung.

các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

2. Huyết Áp Cao

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp cao (huyết áp tăng) góp phần vào 13% tỷ lệ tử vong toàn cầu, đặc biệt là đối với người già [2]. Đối tượng này thường dễ bị tăng huyết áp do chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, hoặc do các dấu hiệu lão hoá thường gặp như thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch gây tăng huyết áp; rối loạn chức năng quả tim, dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc đưa máu đi nuôi cơ thể. Không nên chủ quan khi gặp tình trạng tăng huyết áp bởi nó rất có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

3. Tiểu Đường

Tiểu đường cũng là một trong những bệnh thường gặp ở người già và nguyên nhân hàng đầu là do tăng cân, di truyền, sinh hoạt kém lành mạnh hay do sự suy yếu chức năng chuyển hoá đường của gan trong cơ thể, do hoạt động của hormon Insulin không còn hiệu quả, tụy bị lão hóa nên giảm tiết Insulin,… [3]. Tiểu đường người cao tuổi thường gặp là tiểu đường tuýp II, với tỷ lệ 5,3 %.

4. Bệnh hệ tiêu hoá

Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn hay duy trì chế độ ăn uống đủ dưỡng chất. Từ đó tác động đến quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa, gây ra suy giảm nhu động ruột và dịch vị dạ dày, dẫn tới các bệnh đường tiêu hoá như táo bón, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy…[4] Viêm đại tràng mãn tính, viêm loét dạ dày-tá tràng, hay trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những bệnh tiêu hoá phổ biến ở người cao tuổi, thường gây cảm giác khó chịu, ăn không ngon và ngủ kém. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm, các bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí là ung thư.

5. Bệnh hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu có thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng cô đặc nước tiểu và loại trừ các sản phẩm chuyển hóa. Ở người cao tuổi, trương lực cơ và khối lượng bàng quang giảm, dẫn đến các chứng són tiểu, tiểu dắt,… đặc biệt là vào ban đêm. Theo Hiệp hội Thận Hoa Kỳ, bệnh thận hay bệnh liên quan đến đường tiết niệu là một vấn đề thường gặp ở người cao tuổi và hệ quả là sự đình trệ trong quá trình thải độc sinh hoạt, môi trường hàng ngày [5]. 

6. Bệnh hô hấp

Các bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản cấp được coi là bệnh của người cao tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá,… hay những người sống trong tình trạng thiếu không khí như khói bếp, ô nhiễm, nhà cửa chật hẹp, thiếu ánh sáng,…

Các cơ quan hô hấp suy giảm đáng kể, phổi trở nên kém đàn hồi, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt phổi cũng giảm cùng sức đề kháng yếu khiến người già khó chống lại các virus virus cúm, tụ cầu, phế cầu, liên cầu, đôi khi là não mô cầu, adenovirus, lao,… gây ra các bệnh.

7. Bệnh xương khớp

Lão hoá dẫn đến thoái hóa sụn, các khớp đốt sống lưng, khớp gối,… gây ra các bệnh như gút như gút, loãng xương.. khiến người cao tuổi gặp nhiều đau đớn, khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Tình trạng này cũng thường xuyên tái phát và cần được thăm khám định kỳ nhằm phát hiện kịp thời và điều trị để phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng hơn.

8. Bệnh hệ thần kinh trung ương

Bên cạnh các bệnh thường gặp ở người già như trên, cũng sẽ có nhiều thay đổi liên quan hệ thần kinh trung ương như giảm trọng lượng não, lượng neuron, suy yếu hệ thống mạch máu, nhồi máu não, thiếu máu não và số lượng mảng lão hóa tăng lên. Do đó, các dấu hiệu thường gặp là chậm chạp, kém minh mẫn, suy giảm trí nhớ… Các triệu chứng này lâu dần hình thành các bệnh như đột quỵ, parkinson, alzheimer,… gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nặng nề.

các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

9. Bệnh hệ sinh dục

Đây thường được coi là vấn đề sức khoẻ không đáng quan tâm nhất khi tuổi tác tăng cao nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều những bệnh lý hệ sinh dục như ung thư phụ khoa, yếu sinh lý, teo buồng trứng,… Ngoài ra, một số bệnh khác như u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt cũng được coi là bệnh người già nhưng thường được phát hiện ở nam giới trung và cao tuổi.

II. Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

1. Phòng tránh bệnh tim mạch và động mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển đổi có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh động mạch vành thường gặp ở người cao tuổi [6]. Đồng thời, việc tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường các hoạt động co bóp, đóng mở van tim và di chuyển đủ máu đến tim, từ đó giúp tim hoạt động bình thường cũng như phòng tránh các đình trệ động mạch.

Đọc thêm: Top 5 loại thức ăn tốt cho tim mạch tuổi trung niên   

2. Phòng tránh huyết áp cao

Người cao tuổi có thể ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, cải thiện chế độ ăn bằng thói quen ăn ít muối và thực hiện vận động như chạy bộ, đi bộ nhanh, leo núi… Các biện pháp này đều ảnh hưởng tích cực đến việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa lão hoá động mạch, giảm tình trạng xơ cứng mạch máu thường gặp.

3. Ngăn ngừa tiểu đường

Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã chỉ ra rằng việc duy trì cân nặng ổn định bằng một chế độ ăn đủ dưỡng chất, giàu chất xơ, vitamin có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường type II ở người cao tuổi [6]. Bên cạnh đó, để hạn chế suy giảm Insulin và tăng cường hoạt động của các cơ quan chuyển hoá đường, hãy từ bỏ các thói quen xấu như sử dụng chất kích thích, ăn đồ ngọt, uống nước có ga và tiêu thụ các chất béo chuyển hoá. Việc kiểm tra đường huyết định kỳ cũng được các chuyên gia khuyến nghị nhằm phát hiện và kiểm soát tiểu đường kịp thời.

4. Tránh xa các bệnh đường tiêu hoá

Với các bệnh tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày,… hãy tích cực bổ sung chất xơ và khoáng chất có lợi thông qua các nhóm thực phẩm như rau củ, hoa quả, đậu, hạt…. để cải thiện các cơ quan tiêu hóa và giảm nguy cơ viêm loét [7]. Ngoài ra, cũng hãy chú ý đến các thực phẩm chứa probiotic như sữa chua để sản sinh thêm lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nói không với các bệnh kể trên. 

Nếu cảm thấy chế độ ăn là chưa đủ, người cao tuổi cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. ProPectin là một sản phẩm như vậy. Với chiết suất chính từ Pectin – một loại chất xơ tự nhiên, ProPectin có khả năng hấp thụ nước và tạo thành chất nhầy trong ruột, giúp tăng cường chuyển hóa chất béo và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. ProPectin còn giúp giảm tình trạng táo bón và điều chỉnh chất lỏng trong ruột, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi và phòng tránh các bệnh thường gặp ở người già.

các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

5. Phòng bệnh hệ tiết niệu

Để phòng tránh các bệnh thường gặp ở người cao tuổi liên quan đến các cơ quan thải độc gan, thận,…, các chuyên gia y tế khuyên rằng nên nạp đủ lượng nước mỗi ngày bởi nước là dẫn chất giúp mọi quá trình đào thải diễn ra trơn tru. Nhờ có nước, muối trong nước tiểu cũng sẽ được làm loãng và tránh gặp tình trạng muối tích tụ gây tắc dẫn đến các bệnh thường gặp ở người già [8].

Đọc thêm: 6 dấu hiệu gan đang thải độc bạn cần chú ý   

6. Phòng bệnh hô hấp

Để phòng bệnh hô hấp ở người cao tuổi, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, người già cũng được khuyên nên vận động thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để duy trì hoạt động cơ thể, tránh ì ạch và tăng cường sức đề kháng chống lại những vấn đề người cao tuổi gặp phải. Thói quen vệ sinh họng, răng miệng sạch sẽ hay súc họng bằng nước muối sinh lý, bỏ thuốc lá, thuốc lào cũng rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang.

7. Phòng bệnh xương khớp

Một số phương pháp có thể áp dụng để người cao tuổi không gặp phải tình trạng khó khăn về xương khớp có thể kể đến như việc duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi từ vitamin D, khoáng chất có lợi; các bài tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể chất của lứa tuổi và việc bổ sung kiến thức cần thiết về xương khớp để tránh các tác động không đáng có đến các cơ, khớp đang lão hoá.

Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề khó tránh khỏi do tuổi tác, bên cạnh các thói quen kể trên, người già cũng nên thăm khám thường xuyên để được tư vấn và phát hiện sớm các vấn đề bất thường về xương khớp.

8. Ngăn ngừa các bệnh thần kinh trung ương

Đối với các bệnh hệ thần kinh, người cao tuổi nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động, giải trí một cách đúng mức, thường xuyên kết hợp tập luyện với nghỉ ngơi, thư giãn và đặc biệt là ngủ đủ, ngủ sâu giấc. Một số bài tập như thiền, yoga hay tập thở đã được chứng minh có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, duy trì năng lượng tinh thần tích cực. Ngoài ra, với bệnh hệ thần kinh, người cao tuổi cũng nên được nhận hỗ trợ từ bạn bè, gia đình nhằm đảm bảo một môi trường sống ấm cúng, hoà hợp, vui vẻ. Từ đó tạo tâm lý thoải mái, phòng tránh các bệnh liên quan.

9. Phòng ngừa bệnh sinh dục ở người cao tuổi

Các bệnh sinh dục ở người tuổi cao thường đi kèm với các bệnh mạn tính về xương khớp, tim mạch, hô hấp, sa sút trí tuệ, trầm cảm… Khi đến một độ tuổi nhất định, các vấn đề về sinh lý thay đổi và gây suy giảm chức năng các cơ quan sinh dục, gây ra các bệnh, thậm chí là ung thư. Vì vậy, ngay từ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, người cao tuổi nên chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khoẻ thể chất nói chung và sức khoẻ hệ sinh dục nói riêng. Các bài tập thể dục cũng nên được thực hiện thường xuyên để bảo đảm hoạt động của các cơ quan sinh dục.

III. Một số thói quen lành mạnh để duy trì sức khoẻ tuổi già

Tuổi tác tăng cao gây ra nhiều bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ đáng báo động. Bên cạnh các cách phòng tránh cụ thể cho từng bệnh đã kể trên, hãy tuân thủ một vài thói quen lành mạnh sau đây để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và tránh xa các bệnh thường gặp ở người già:

1. Tập trung vào nhóm dinh dưỡng chính và duy trì chế độ ăn lành mạnh

Các chuyên gia khuyến nghị người cao tuổi nên duy trì chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều calo. Các thực phẩm được khuyên dùng là thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và các chất béo lành mạnh như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sữa ít béo, các loại quả hạch và hạt,… Bên cạnh đó hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm bơ, đường, muối và đồ ăn đóng gói, đồ ăn vặt như khoai tây chiên, kẹo, bánh nướng, nước ngọt và nhất là rượu bia. 

Để các thực phẩm có lợi được chuyển hoá và hấp thụ hiệu quả, thói quen uống đủ nước cũng cần được chú ý. Ngoài nước lọc, người cao tuổi cũng có thể bổ sung nước thông qua các loại nước ép trái cây, trà thảo mộc… 

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ ăn uống trên có thể gia tăng tuổi thọ, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, ung thư, bệnh Parkinson, Alzheimer và các bệnh thường gặp ở người cao tuổi nói chung [9].

các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

2. Rèn luyện thể chất thường xuyên

Chế độ ăn khoẻ mạnh cũng cần được kết hợp với ý thức tập luyện thể dục thể thao giúp duy trì cân nặng khoẻ mạnh và phòng tránh bệnh tật. Tập luyện thường xuyên có thể tăng cường tuổi thọ và phòng ngừa các bệnh lý như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, một số loại ung thư và một số loại bệnh tâm lý. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp trực tiếp nhất giúp đảm bảo hoạt động của các khớp và cải thiện khả năng vận động của người già [10].

Chỉ lưu ý rằng các bài tập và cường độ tập luyện sẽ tùy thuộc vào tuổi tác và sức khỏe của mỗi cá nhân. Khuyến cáo nên lựa chọn lịch trình tập phù hợp để tránh tác dụng ngược và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay yoga sẽ phù hợp với nhiều đối tượng mà vẫn đem lại hiệu quả rõ rệt.

3. Giữ trạng thái lạc quan

Vì sức khoẻ tinh thần có tác động không nhỏ đến sức khoẻ toàn diện, người cao tuổi cũng nên duy trì một thái độ sống lạc quan và vui vẻ. Nhờ vậy, sức khoẻ cũng sẽ có các dấu hiệu tích cực và sẽ không cần phải lo lắng về các bệnh thường gặp ở người già. Các hoạt động như đọc sách, hoạt động hội nhóm, yoga và thiền có thể giúp trí não luôn hoạt động và cải thiện trí nhớ, giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tạo môi trường cân bằng cho cơ thể. Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cũng cho thấy thiền và yoga còn giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác hạnh phúc [11]. 

4. Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích

Trong thuốc lá, rượu bia đều chứa các chất độc hại gây kích thích các hormone xấu gây nguy hiểm tới tính mạng. Các chất này sẽ ngấm vào cơ thể từ từ và phá hoại môi trường cân bằng của các cơ quan trong cơ thể, như nicotin gây ra bệnh tim, ung thư, bệnh phổi và nướu. Vì vậy, ngay từ hôm nay hãy từ bỏ chúng để duy trì một lối sống lành mạnh tránh xa bệnh tật và các tác nhân gây bệnh.

5. Ngủ đủ giấc

Để duy trì sức khoẻ thể chất và tinh thần minh mẫn, người cao tuổi cần ngủ ít nhất là 7-8 tiếng một đêm. Bên cạnh đó, thói quen ngủ đúng giờ thường xuyên cũng sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ và đem lại sự tỉnh táo, sáng suốt cho người già.

6. Chủ động quan tâm đến sức khỏe 

Để có được tinh thần thoải mái không lo lắng về bệnh tật cũng như phát hiện kịp thời những vấn đề sức khoẻ thường gặp, người cao tuổi nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như chủ động theo dõi, bổ sung kiến thức về sức khoẻ cho bản thân [12]. 

7. Chọn lựa thực phẩm chức năng phù hợp

Do tuổi tác nên hoạt động của các cơ quan bị suy yếu, người cao tuổi khó hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên. Vì vậy, có thể lựa chọn tham khảo các thực phẩm chức năng bổ sung an toàn, có lợi cho sức khoẻ. Các thực phẩm này có thể có công dụng đặc biệt dành riêng cho một cơ quan nào đó hoặc là tổng hợp các chất giúp duy trì sức khoẻ người già một cách toàn diện. Tuy nhiên, dù là công dụng gì, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào, người cao tuổi nên nhận tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả của các thực phẩm chức năng.

>> Top 11 thực phẩm chức năng giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả   

các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Phương pháp tăng cường sức đề kháng hiệu quả: 10 Thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch   

Top 11 thực phẩm chức năng giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả   

Kết Luận: 

Tuổi tác càng tăng cao đòi hỏi người cao tuổi càng phải chủ động chú ý nhiều hơn đến sức khoẻ bản thân. Thông qua việc nhận biết các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, rút ra cách phòng tránh và cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, bệnh tật sẽ không còn là nỗi lo quá lớn và có cơ hội tác động đến sức khoẻ người già. 

Nguồn:

[1] Nghiên cứu từ The Lancet: “Global, regional, and national burden of cardiovascular diseases for 10 causes, 1990 to 2015” https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(17)32154-2/fulltext

[2] Hiệp hội Tim mạch Mỹ: “The Impact of Cardiovascular Health on Long-Term Cardiovascular Disease Outcomes in Older Adults” – https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/JAHA.119.012128

[3] Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ: “Checking Your Blood Sugar” – https://www.diabetes.org/diabetes-risk/know-your-blood-sugar-numbers/checking-your-blood-sugar

[4] Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ: “Digestive Health” – https://www.gastro.org/practice-guidance/gi-patient-center/topic/digestive-health

[5] Hiệp hội Thận Hoa Kỳ: “Kidney Disease” – https://www.kidney.org/news/newsroom/factsheets/KidneyDiseaseBasics

[6] Hiệp hội Tim mạch Mỹ: “Preventing High Blood Pressure” – https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/preventing-high-blood-pressure

[7] Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ: “Gut Microbiota” – https://www.gastro.org/practice-guidance/gi-patient-center/topic/gut-microbiota

[8] Hiệp hội Thận Hoa Kỳ: “Kidney Disease” – https://www.kidney.org/news/newsroom/factsheets/KidneyDiseaseBasics

[9[ Hiệp hội Tim mạch Mỹ: “Heart-Healthy Eating” – https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/nutrition-basics/heart-healthy-eating

[10] Hiệp hội Tim mạch Mỹ: “Physical Activity” – https://www.heart.org/en/healthy-living/fitness/fitness-basics/physical-activity-guideline

[11] Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ: “Mind-Body Practices” – https://nccih.nih.gov/health/providers/digest/mind-body-practices

[12] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Active Aging” – https://www.who.int/ageing/active_ageing/en/



Vui lòng để lại thông tin để chuyên gia của Nam Việt có thể liên hệ và tư vấn cho bạn
Form nhận tư vấn từ chuyên gia
Similar Posts
Scroll to Top