logo
banner propectin
>
Vì sao uống thuốc giải độc gan bị ngứa và cách điều trị

Vì sao uống thuốc giải độc gan bị ngứa và cách điều trị

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể có chức năng loại bỏ các chất độc hại. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, gan dễ dàng gặp vấn đề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhiều người bệnh lựa chọn uống thuốc giải độc gan để giải quyết vấn đề trên và vô tình gặp phải tình trạng ngứa. Trong bài viết này, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến uống thuốc giải độc gan bị ngứa và các phương pháp khắc phục hiệu quả.

Khi nào cần uống thuốc giải độc gan? 

Gan chịu trách nhiệm lọc và loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi gan gặp vấn đề thì chức năng gan bị ảnh hưởng, cơ thể xuất hiện một số các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh, mụn nhọt… cho thấy cần giải độc gan. Để cân bằng lại hoạt động của cơ thể, bảo vệ và và giảm tải cho gan, các phương pháp giải độc gan được thực hiện. Đồ ăn, thức uống, thuốc, thực phẩm chức năng hay các hoạt động thể chất là các phương pháp phổ biến [1]. 

uống thuốc giải độc gan bị ngứa

Biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan 

Sau khi uống thuốc giải độc gan, cơ thể có thể xuất hiện một số các biểu hiện sau (đây được coi là tác dụng phụ của thuốc):

  • Cảm giác cơ thể nặng nề: Các chất có trong thuốc khi vào cơ thể đều buộc gan phải làm việc để hóa giải thành chất không độc và chuyển hóa thành chất có lợi. Vì vậy, khi gan đang suy yếu, chức năng gan giảm sút, việc bổ sung liên tục lượng thuốc lớn, kể cả là thuốc giải độc gan cũng làm tăng gánh nặng cho gan, cơ thể phải chịu nhiều ảnh hưởng như mệt mỏi, nôn mửa, co thắt dạ dày.
  • Gây tổn thương gan: Mặc dù là thuốc giải độc, trong thành phần thuốc vẫn có những hóa chất có thể gây hại cho gan như Methionin. Chất này làm giảm chu trình acid folic gan – ruột và giảm chức năng chuyển hóa của gan. Khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra thiếu acid folic hoặc thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở người bị bệnh xơ gan hoặc nghiện rượu [2].
  • Làm nặng thêm các bệnh liên quan: Methionin liều cao có trong thuốc giải độc gan cũng có thể làm tăng homocystein máu và homocystein niệu, làm nặng thêm bệnh xơ vữa động mạch, từ đó tăng nguy cơ tắc mạch do huyết khối. 
  • Ngứa ngáy: Uống giải độc gan bị ngứa cũng là một trong các biểu hiện phổ biến. Tình trạng này xảy ra có thể do dị ứng thành phần thuốc hoặc do các yếu tố khác tác động trong quá trình sử dụng thuốc [3]. 

uống thuốc giải độc gan bị ngứa

 

Vì sao uống thuốc giải độc gan bị ngứa? 

Uống thuốc thải độc gan bị ngứa có thể do một số yếu tố dưới đây:

  • Dị ứng với thành phần trong thuốc: Thuốc giải độc gan cũng có thể có các thành phần khiến người bệnh bị kích ứng, phát ban, mụn nhọt, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần phải kiểm tra kỹ càng các thành phần trong thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tình trạng này. 
  • Rối loạn quá trình đào thải: Khi gan suy yếu, việc bổ sung lượng lớn thuốc giải độc làm chức năng gan càng suy yếu hơn, từ đó tích tụ thêm nhiều chất độc. Gan chưa kiểm soát được quá trình đào thải, dẫn đến tình trạng nổi mụn trên da hoặc gây ngứa. 
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Song song với việc uống thuốc giải độc gan, cũng cần chú ý một thực đơn khoa học, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như chất xơ, khoáng chất, vitamin.. và hạn chế các món dầu mỡ, cay nóng, hoặc các chất kích thích trong rượu bia, thuốc lá để giảm tổn thương gan. Nếu không đảm bảo được điều này thì có sẽ gây ra triệu chứng ngứa, nổi mụn.

Đọc thêm: Gan nhiễm độc gây ngứa: Biểu hiện và cách điều trị

Giải pháp cho uống thuốc giải độc gan bị ngứa

Nếu bạn gặp tình trạng ngứa da sau khi uống thuốc giải độc gan, có một số giải pháp sau đây bạn có thể thực hiện để giảm cảm giác khó chịu:

  • Ngưng thuốc: Nếu thành phần trong thuốc là nguyên nhân khiến bạn bị mẩn ngứa thì bạn cần dừng thuốc ngay lập tức và tiếp tục theo dõi tình trạng mẩn ngứa. Trường hợp không thuyên giảm hoặc nặng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại thuốc khác theo hướng dẫn hặc lựa chọn phương án điều trị khác [4]. 
  • Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn và kiểm tra lại chế độ điều trị. Họ sẽ đưa ra đánh giá và chỉ định điều trị bằng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng các loại kem chống ngứa và làm dịu da theo hướng dẫn của chuyên gia: Những sản phẩm này có thể giúp giảm ngứa và khó chịu tạm thời. Đồng thời, tăng cường dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm và nước hoa hồng để giảm khô da do ngứa. Lưu ý vẫn cần xem xét các thành phần kỹ lưỡng trong tất cả các loại kem.
  • Tránh gãi: Thói quen này có thể làm tổn thương da và gây nhiễm trùng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy sử dụng các biện pháp thay thế như xoa nhẹ hoặc dùng nước lạnh để làm dịu cảm giác ngứa [5].
  • Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho gan bằng cách bổ sung nhiều hoa quả, rau, các loại hạt, các chất omega-3 từ cá và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể [6]. Bên cạnh đó, duy trì giấc ngủ đều đặn để gan được nghỉ ngơi và phục hồi đúng cách.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ thải độc gan thay cho thuốc: Các sản phẩm hỗ trợ như ProPectin được kiểm chứng với các thành phần lành tính từ thiên nhiên, có tác dụng làm dịu và làm mềm da, giúp duy trì độ ẩm tự nhiên, giảm nhẹ tình trạng uống giải độc gan bị ngứa. Các chất chống oxy hóa trong Pectin cũng giúp bảo vệ da khỏi tác động của môi trường và tác nhân gây hại từ bên ngoài, giúp cho làn da luôn khỏe mạnh và trẻ trung.

Uống thuốc giải độc gan bị ngứa là một trong những biểu hiện thường gặp trong quá trình chăm sóc sức khỏe gan. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng ngứa và kích ứng da sau khi uống thuốc, hãy liên hệ với chuyên gia y tế để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo:

[1] Kim JE, et al. (2017). Effect of a combination of probiotics and Ganoderma lucidum on plasma antioxidants and cholesterol levels in hypercholesterolemic subjects. Food Science and Biotechnology.

[2] Ostapowicz G, et al. (2002). Results of a prospective study of acute liver failure at 17 tertiary care centers in the United States. Annals of Internal Medicine.

[3] Basaranoglu M, et al. (2013). Associations between nonalcoholic fatty liver disease and metabolic syndrome. World Journal of Gastroenterology.

[4] Lee WM. (2003). Acute liver failure. Seminars in Respiratory and Critical Care Medicine.

[5] Kirpich IA, et al. (2012). The type of dietary fat modulates intestinal tight junction integrity, gut permeability, and hepatic toll-like receptor expression in a mouse model of alcoholic liver disease. Alcoholism: Clinical and Experimental Research.

[6] Paradies G, et al. (2014). The effect of diet on the liver: a focus on alcoholic beverages. Current Pharmaceutical Design.

Vui lòng để lại thông tin để chuyên gia của Nam Việt có thể liên hệ và tư vấn cho bạn
Form nhận tư vấn từ chuyên gia
Similar Posts
Scroll to Top