logo
banner propectin

Tổng quan về viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì

Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hoá rất phổ biến hiện nay, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu tổng quan về viêm loét dạ dày cũng như đi giải đáp thắc mắc “Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?” để giảm nhẹ và loại bỏ tình trạng bệnh này.

I. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc bên trong dạ dày, tạo thành các vết trợt, loét hoặc tổn thương mỏng dẫn đến triệu chứng đau buốt và nôn nao, đặc biệt là sau khi ăn. Viêm loét dạ dày thường là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và tác động của các yếu tố gây tổn thương như vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc việc lạm dụng dài hạn các loại thuốc chống viêm không steroid [1].

viêm loét dạ dày uống thuốc gì

II. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày thường liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là chủng vi khuẩn có khả năng sinh trưởng trong môi trường axit dạ dày, làm gia tăng lượng axit tiết ra, từ đó gây viêm lớp niêm mạc bề mặt và phá hủy lớp màng bảo vệ dạ dày. Theo nghiên cứu của F. Mégraud và N. Lehours (2007), vi khuẩn này có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của loét dạ dày và thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với đường tiêu hóa, cụ thể là ung thư dạ dày [2].

Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng có thể tác động xấu lên niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét. (NSAID) là loại thuốc giảm đau, kháng viêm được dùng phổ biến, có thể gây viêm loét khi dùng liều cao bởi nó thay đổi cấu trúc màng bảo vệ đường tiêu hóa.

Các yếu tố có nguy cơ gây viêm loét dạ dày khác hoặc làm bệnh chuyển biến nặng hơn có thể kể đến là thói quen hút thuốc, uống rượu bia, thường xuyên tiêu thụ các thức ăn, thức uống khó tiêu (chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ)…, hoặc do yếu tố di truyền và căng thẳng.

III. Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hoá không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm bằng cách dùng thuốc theo kê đơn kết hợp với sinh hoạt khoa học; tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tái phát cao. Viêm loét dạ dày nếu tái phát nhiều lần hoặc không được chữa trị đúng cách sẽ có nguy cơ diễn biến mãn tính. Những trường hợp mãn tính có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Biến chứng phổ biến nhất là xuất huyết tiêu hóa với các dấu hiệu như đau thượng vị, nôn ra máu, tiêu phân màu đen hoặc tiêu máu, hạ huyết áp, choáng váng…. Nghiên cứu của Lanas A. (2012) cũng đã chỉ ra rằng viêm loét dạ dày có thể dẫn đến tình trạng mất máu cục bộ và thậm chí đe dọa tính mạng [3].
  • Thủng dạ dày: Vết loét dạ dày lớn và sâu có khả năng bị thủng và khiến cho người bệnh khó chịu với những cơn đau thắt đột ngột với cường độ lớn, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, hạ huyết áp.. 
  • Hẹp môn vị: Các vết loét có thể làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn của hệ tiêu hóa do các mô bị viêm xơ, từ đó gây hẹp lòng dạ dày. Những người gặp biến chứng này thường cảm thấy buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, hay sụt cân.
  • Ung thư dạ dày: Đây là một trong các biến chứng nghiêm trọng nhất của loét dạ dày. Các ổ loét ở các vị trí như bờ cong nhỏ dạ dày sẽ có nguy cơ ung thư dạ dày cao.

viêm loét dạ dày uống thuốc gì

IV. Điều trị viêm loét dạ dày

Để điều trị viêm loét dạ dày, các biện pháp thường liên quan đến việc kiểm soát vi khuẩn Helicobacter pylori bằng các kháng sinh như amoxicillin và clarithromycin hay phẫu thuật chỉ định đối với những trường hợp nặng có biến chứng hoặc người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc

1. Điều trị bằng thuốc

Nghiên cứu của Malfertheiner P. (2017) đã khẳng định sự hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh hay các nhóm thuốc giảm tác động acid và nhóm thuốc tăng bảo vệ niêm mạc dạ dày trong việc loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori và điều trị viêm loét dạ dày [4]. Một số loại thuốc viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến là:

  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị
  • Thuốc ức chế thụ thể histamin H2
  • Thuốc ức chế thụ thể choline

2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này thường chỉ được thực hiện đối với các ca bệnh nặng đã có biến chứng hoặc không đáp ứng tốt với thuốc điều trị.

Một số phẫu thuật thường được chỉ định là:

  • Thủ thuật cắt dây thần kinh phế vị
  • Phẫu thuật cắt một phần dạ dày
  • Phẫu thuật cắt một phần hai dạ dày
  • Phẫu thuật cắt ba phần tư dạ dày.

V. Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?

Vậy, cụ thể nếu điều trị bằng thuốc, người bị viêm loét dạ dày nên uống thuốc gì để bệnh được điều trị dứt điểm và tránh tái phát?

Như đã nói ở trên, các bác sĩ và chuyên gia khuyến nghị người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên thực hiện thăm khám để được tư vấn và kê đơn thuốc đúng cách. Một số loại thuốc viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả là:

1. Thuốc kháng sinh

Kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày được dùng với chức năng chủ yếu là tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Diệt trừ thành công vi khuẩn này giúp điều trị dứt điểm, ngăn diễn biến xấu và phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày. Tùy vào tiền sử bệnh và tình trạng sức khoẻ của mỗi cá nhân, các bác sĩ có thể chọn các loại kháng sinh khác nhau như amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin, metronidazole…. Tuy nhiên để tăng khả năng của thuốc, liệu trình nên cần có sự phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên. Lưu ý rằng sử dụng kháng sinh cần tuân theo đơn thuốc và yêu cầu của bác sĩ điều trị.

2. Thuốc trung hòa acid dịch vị

Chức năng của loại thuốc này là trung hòa ion H của HCl, giúp độ pH tăng lên 3, làm thay đổi tính acid trong dạ dày (nguyên nhân gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều (chức năng bảo vệ). Có 2 loại thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống acid ion (-) anion: Tác dụng nhanh, mạnh nhưng không có khả năng bảo vệ, lưu ý chỉ dùng trong 1 – 2 ngày
  • Thuốc chống acid ion (+) cation: Một số loại được biết đến là Maalox, Polisilane gel, Phosphalugel, Gastevin, Barudon,… Thuốc có khả năng đệm tốt, cần uống nhiều lần trong ngày để có thể duy trì độ pH, uống sau khi ăn.

viêm loét dạ dày uống thuốc gì

3. Thuốc ức chế bơm proton

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế men H+/K+ ATPase, giúp hạn chế tiết dịch HCl ra bên ngoài. Cụ thể một số loại là:

  • Lansoprazole: Liều 15mg – 30mg, dạng viên nang 15mg – 30mg, uống 1 lần/ngày, dùng 4 – 6 tuần.
  • Omeprazole: Liều 20mg – 40mg, dạng viên nang hoặc tiêm 40mg/ống, uống 1 lần/ngày, dùng 4 – 6 tuần. Với thuốc tiêm thì tiêm chậm 5 phút, không quá 4ml/phút.
  • Pantoprazole: Liều 40mg, dạng thuốc tiêm 40mg/ống hoặc viên nang 20mg – 40mg;  tiêm chậm 2 đến 3 phút hoặc uống 1 lần/ngày, dùng 4 – 8 tuần.
  • Rabeprazole:Liều 20mg, dạng viên nén 10mg – 20mg, uống 1 lần/ngày, dùng 4 – 8 tuần.
  • Esomeprazol: Liều 20mg – 40mg, dạng viên nén 20mg – 40mg, uống 1 lần/ngày, dùng 4 – 8 tuần.

Ngoài tác dụng chống loét, các thuốc trên còn có tác dụng trị trào ngược dạ dày cũng như tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori khi kết hợp với một số thuốc khác.

4. Thuốc ức chế thụ thể histamin H2

Cách sử dụng các thuốc nhóm này như sau:

  • Cimetidin: Liều 400 – 800mg, dạng viên nén 200mg – 300mg – 400mg hoặc tiêm 300mg/2ml, uống 1 lần/ngày vào buổi chiều.
  • Ranitidine: Liều 150 – 300mg, dạng viên nén 150mg – 300mg hoặc tiêm 50mg/2ml, uống 1 lần/ngày vào buổi chiều.
  • Nizatidine: Liều 20 – 40mg, dạng viên nén 10mg – 20mg – 30mg hoặc tiêm 50mg/2ml, uống 1 lần/ngày vào buổi chiều.
  • Famotidine (Servipep, Quamatel): Liều 30 – 40mg, dạng viên nén 20mg – 40mg, uống 1 lần/ngày vào buổi chiều.

Các thuốc trên còn dùng để trị trào ngược, tăng acid hoặc phòng viêm loét tái phát.

5. Thuốc ức chế thụ thể choline

Thuốc ức chế thụ thể choline là một trong những nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày phổ biến. Thuốc có chức năng giảm co thắt ở dạ dày, tá tràng, giảm hoạt động bài tiết dịch vị, cải thiện và phòng ngừa các rủi ro liên quan đến viêm loét dạ dày. Có các loại hay được sử dụng như Pirenzepine, Banthine và Probanthine, tuy nhiên chống chỉ định cho trẻ em bị sốt cao, bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị, nhược cơ, liệt ruột, Glocom góc đóng hoặc góc hẹp. Một số tác dụng phụ đáng lưu ý của thuốc bao gồm giãn đồng tử, khó nuốt, khô miệng, sợ ánh sáng, đánh trống ngực, hoang tưởng, giảm khả năng điều tiết mắt,…

6. Nhóm thuốc tạo màng bọc

Nhóm thuốc này có khả năng kết dính với dịch nhầy trong dạ dày tạo thành 1 màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét. Các thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

  • Silicate Al (Kaolin, Smecta), Silicate Mg (Gastropulgite), Bismuth (Subcitrate Bismuth hay CBS) liều 120mg/lần x 4 lần/ngày, sử dụng trong 30 ngày.
  • Sucralfate (Ulcer, Sucrate gel, Keal, Sucrabest,…) liều 1g/lần x 3 – 4 lần/ngày, dùng trước ăn.
  • Prostaglandin liều 200mg/lần x 4 lần/ngày hoặc 400mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong khi ăn và trước khi ngủ.

Cuối cùng, ngoài các thuốc đặc trị viêm loét dạ dày trên, bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ chức năng dạ dày, tá tràng như ProPectin để tăng hiệu quả điều trị bệnh và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. ProPectin đã được các chuyên gia hàng đầu thế giới kiểm nghiệm về độ an toàn; sản phẩm không mang lại tác dụng phụ và không kháng thuốc, phản ứng thuốc khi kết hợp sử dụng với thuốc đặc trị. Bên cạnh đó, ProPectin có chiết suất Pectin táo – là một loại chất xơ tự nhiên, có khả năng hấp thụ nước và tạo thành chất nhầy trong ruột, giúp tăng cường chuyển hóa và hỗ trợ đường tiêu hóa.

VI. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Khi sử dụng các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và tuân thủ đúng liều lượng theo kê đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Laine L., et al. (2017) cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của việc kiểm tra kỹ tác dụng phụ của các loại thuốc, đặc biệt là NSAIDs, để tránh tình trạng tổn thương dạ dày lan rộng [5].

Ngoài ra, cần lưu ý theo dõi diễn biến của bệnh trong thời gian dùng thuốc và đến khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như đau quặn bụng, nôn mửa, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, yếu mệt …Tránh tiêu thụ các thức ăn chua, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ; tiêu thụ các thức uống có cồn trong thời gian điều trị bệnh bởi chúng dễ gây khó tiêu, chướng bụng và tác động xấu đến một số loại thuốc như metronidazol, tinidazol …

viêm loét dạ dày uống thuốc gì

VII. Các biện pháp giảm nhẹ viêm loét dạ dày tại nhà

Viêm loét dạ dày cũng có thể được điều trị giảm nhẹ tại nhà trong trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng, xảy ra với tần suất thấp. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày bằng các cách sau đây:

1. Thay đổi cách ăn uống

Chế độ dinh dưỡng không phải là phương pháp điều trị trực tiếp nhưng có tác dụng hỗ trợ tối ưu cho người bệnh, giúp hồi phục tổn thương và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Người bị viêm loét dạ dày nên chú ý đến các nhóm thực phẩm như:

  • Rau quả giàu flavonoid: Táo, hành, gừng, trà xanh là các loại chứa hàm lượng flavonoid cao, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori [6].
  • Thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi: Các lợi khuẩn có trong sữa chua, thực phẩm lên men giúp tăng cường chức năng miễn dịch của hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ làm giảm acid dạ dày, giúp các cơn đau, đầy hơi, chướng bụng thuyên giảm. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ rau củ quả như táo, lê; từ bột yến mạch hay các sản phẩm bổ sung chiết suất chất xơ tự nhiên như ProPectin.
  • Vitamin A: Vitamin A trong khoai lang có thể làm giảm tình trạng nghiêm trọng của những vết loét và hạn chế viêm loét dạ dày tái phát. 
  • Vitamin C: Vitamin C trong ổi, cam, quýt,… làm lành các vết loét và tăng cường sức đề kháng tối ưu.

Ngoài các thực phẩm hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày trên, bạn cũng nên chú ý tránh các loại sau để tránh việc bệnh phát triển nghiêm trọng hơn:

  • Rượu bia và thức uống có cồn: Đây là nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa và làm rối loạn tiêu hoá
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian hơn để xử lý loại thức ăn này. Vì vậy, khi bị viêm loét dạ dày, bạn không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến các vết loét.

viêm loét dạ dày uống thuốc gì

 

Đọc thêm: Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?   

2. Thay đổi sinh hoạt

Người bị viêm loét dạ dày cần chú ý xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh nhanh chóng điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày. Luyện tập thể dục đều đặn và ăn ngủ đúng bữa, đúng giờ có thể giúp người bệnh tăng sức đề kháng, điều hòa chức năng và hoạt động co bóp của dạ dày. Ngoài ra, nên tránh căng thẳng, mất ngủ bởi sự liên kết giữa thần kinh và hệ tiêu hóa sẽ khiến tình trạng dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Dùng một số phương thuốc hỗ trợ tự nhiên

Bạn có thể tham khảo qua những phương thuốc thiên nhiên sau:

  • Nghệ vàng và mật ong: Nghệ và mật ong có công dụng kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết loét hiệu quả, làm giảm đầy hơi và tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Nha đam: Nha đam có khả năng chữa lành viêm  dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và ức chế nồng độ acid trong dịch vị dạ dày. 
  • Quả sung: Sung có chứa photpho, kali, glucose, vitamin, malic acid giúp làm lành các vết viêm loét ở dạ dày. 

Kết luận

Viêm loét dạ dày là những tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này thường gây cho người bệnh những triệu chứng khó chịu và có khả năng biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Có rất nhiều cách điều trị và giảm nhẹ viêm loét dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất kì phương pháp hay thuốc điều trị nào, hãy đến thăm khám với các chuyên gia để được thực hiện thăm khám chuyên sâu và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả với tình trạng sức khỏe của bạn.

LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Nguồn tham khảo: 

[1] Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Mỹ (NIH). Đường dẫn: https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/peptic-ulcers-stomach-ulcers/definition-facts

[2] Mégraud F., Lehours N. (2007). Helicobacter pylori detection and antimicrobial susceptibility testing

[3] Lanas A., et al. (2012). A nationwide study of mortality associated with hospital admission due to severe gastrointestinal events and those associated with nonsteroidal antiinflammatory drug use. Am J Gastroenterol

[4] Malfertheiner P., et al. (2017). Management of Helicobacter pylori infection—the Maastricht V/Florence Consensus Report

[5] Laine L., et al. (2017). Time‐to‐Onset and Incidence of Gastrointestinal Events Occurring During the First Year of Treatment With Nonsteroidal Antiinflammatory Drugs. Arthritis & Rheumatology. 

[6] Malfertheiner P., et al. (2017). Management of Helicobacter pylori infection—the Maastricht V/Florence Consensus Report.

Vui lòng để lại thông tin để chuyên gia của Nam Việt có thể liên hệ và tư vấn cho bạn
Form nhận tư vấn từ chuyên gia
Similar Posts
Scroll to Top