logo
banner propectin
>
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày: Nên ăn gì và tránh ăn gì?

Thực đơn cho người viêm loét dạ dày: Nên ăn gì và tránh ăn gì?

Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở đường tiêu hoá, có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị…. Trong số các phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng giúp giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp gợi ý về thực đơn cho người viêm loét dạ dày đã được các chuyên gia kiểm chứng.

I. Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày

Một số các dấu hiệu dễ nhận thấy liên quan đến viêm loét dạ dày là:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất, các cơn đau xuất hiện do niêm mạc đã bị tổn thương lại phải chịu thêm tác động của acid dạ dày. Ban đầu sẽ đau khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
  • Chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu: Thường xảy ra ở giai đoạn đầu và người bệnh thường chủ quan không để ý.
  • Ợ chua, ợ hơi
  • Buồn nôn
  • Chán ăn, sụt cân
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen
  • Đại tiện bất thường ra phân đen
  • Thiếu máu, chóng mặt, choáng váng: Dấu hiệu này xảy ra khi đã có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.

Lưu ý khi có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, hãy chú ý theo dõi và tiếp nhận thăm khám kiểm tra từ các chuyên gia y tế để tăng hiệu quả điều trị kịp thời nếu có bệnh.

thực đơn cho người viêm loét dạ dày

II. Các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày

1. Tập trung bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày

Các thực phẩm tốt cho viêm loét dạ dày là các thực phẩm có khả năng bảo vệ, làm lành niêm mạc dạ dày và trung hòa axit dạ dày. Cụ thể là:

  • Rau xanh: Rau xanh là nguồn thức ăn giàu chất xơ, magie có tác dụng ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.
  • Thực phẩm Probiotic: Bạn có thể tìm thấy các lợi khuẩn này trong sữa chua….. để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và duy trì sự ổn định của quá trình tiêu hóa thức ăn qua dạ dày.
  • Thực phẩm chứa pectin: Pectin tự nhiên có trong táo, dâu tây, ổi, lê… hay trong các thực phẩm bổ sung như ProPectin giúp thúc đẩy sự phát triển và duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa viêm loét dạ dày-tá tràng.
  • Ngũ cốc: Ngũ cốc như đậu, lúa mạch, yến mạch chứa lượng chất xơ đáng kể giúp duy trì sự cân bằng axit trong dạ dày.
  • Thực phẩm chống oxy hóa: Các thực phẩm như nghệ, cà chua, đu đủ, bông cải xanh có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình lành vết loét.
  • Thực phẩm giàu vitamin: Trong thực đơn cho người viêm dạ dày, nên bổ sung các vitamin A, B, C, E… thông qua khoai lang, khoai tây, thanh long… bởi vitamin có khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày và duy trì môi trường dạ dày.

2. Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và dễ tiêu hóa như lúa mạch, gạo lứt, bơ, khoai lang và rau củ giúp giảm căng thẳng cho dạ dày bằng việc tránh co bóp liên tục. Từ đó hạn chế các cơn đau bụng, chướng bụng. Bên cạnh đó, theo Journal of Gastroenterology, thức ăn giàu chất xơ và dễ tiêu hoá cũng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và cải thiện tình trạng viêm loét [1].

3. Hạn chế những thực phẩm có hại cho dạ dày

Bên cạnh các nhóm thực phẩm có lợi nên bổ sung, bạn cũng cần chú ý một số nhóm thực phẩm có khả năng gây hại và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày:

  • Thực phẩm lên men: Dưa muối, mắm tôm, mắm tép,… có thể khiến axit dạ dày bị biến đổi, thậm chí gây ra ung thư dạ dày.
  • Đồ chiên rán, chất kích thích, đồ đông lạnh: Dạ dày mất rất nhiều thời gian để xử lý và tiêu hóa các thực phẩm này, vậy nên rất dễ xảy ra tình trạng tích tụ thức ăn làm hình thành mỡ thừa, độc tố gây nguy hiểm cho niêm mạc dạ dày.
  • Thực phẩm nhiều gia vị và cay nóng: Nghiên cứu từ “World Journal of Gastroenterology” cho thấy việc hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều gia vị và chất cay nóng có khả năng làm giảm nguy cơ kích thích dạ dày [2].

thực đơn cho người viêm loét dạ dày

4. Ăn uống khoa học

Các chuyên gia khuyến nghị nên ăn đủ 3 bữa, đúng giờ, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói bởi đây đều là những thói quen sinh hoạt có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.

5. Bổ sung đủ nước

Uống nước đúng thời điểm cũng là một trong các cách để xây dựng lối sống lành mạnh cho dạ dày. Nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm tốt nhất để uống nước là khi vừa ngủ dậy, cách bữa ăn sáng khoảng 1 giờ. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước ngay sau khi ăn bởi nó sẽ khiến dịch vị dạ dày bị loãng, gây ra hiện tượng đau rát. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước trái cây để nạp thêm vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Tuyệt đối tránh xa nước có ga bởi chúng chứa hàm lượng axit cao, có thể làm trầm trọng hơn tình trạng các vết loét dạ dày. 

III. Thực đơn cho người viêm loét dạ dày

Dựa trên các nguyên tắc trên, dưới đây là một số gợi ý cụ thể hơn về thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày.

1. Thực phẩm nên ăn

Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. 

  • Chuối: Chuối đã được chứng minh là thực phẩm thân thiện nhất đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa nồng độ acid trong dịch dạ dày và chức năng giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, đây còn là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng, kali, chất xơ hoà tan pectin cho cơ thể nhằm ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá, táo bón và tiêu chảy.
  • Cơm: Cơm là tinh bột mềm, dễ tiêu hóa, có khả năng giảm thiểu kích thích dạ dày và giảm nguy cơ tiêu chảy. 
  • Bánh mì: Bánh mì là cũng là một lựa chọn tốt từ nhóm đường bột bởi tính chất ít béo, dễ tiêu hoá, thân thiện với môi trường dạ dày đang gặp tổn thương.
  • Canh/ soup/cháo: Đây là nhóm thực phẩm chín, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá, đồng thời chứa nhiều nước giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày.
  • Nước ép táo: Táo là hoa quả dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó có chứa thành phần chất xơ hoà tan Pectin giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa các bệnh đường tiêu hoá.
  • Nước dừa: Nghiên cứu chỉ ra rằng dừa là thực phẩm giàu điện giải natri, kali và canxi giúp bổ sung các khoáng chất có lợi cho các cơ quan tiêu hoá và bù nước. 
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. 
  • Trà thảo mộc: Đa số các loại trà như trà xanh, trà hoa cúc… (không cafein) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn đầy bụng, khó tiêu và cải thiện viêm nhiễm dạ dày.
  • Gừng: Curcumin trong gừng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, giảm đầy hơi, khó tiêu. 
  • Đậu bắp: Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác; bên cạnh đó chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin… giúp bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các tổn thương dạ dày và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.
  • Nghệ và mật ong: Đây là bài thuốc đông y nổi tiếng trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Trong khi nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị thì mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

thực đơn cho người viêm loét dạ dày

2. Thực phẩm nên tránh

Khi bị viêm loét dạ dày, hãy tránh một số loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm gây tổn thương hay làm trầm trọng hơn vết viêm loét, niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc, các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có chứa chất bảo quản,…
  • Thực phẩm làm tăng acid dạ dày: Trái cây chua như cam, chanh, quýt, xoài, khế…, thực phẩm lên men, đồ chua như dấm, mẻ, dưa muối…
  • Thực phẩm gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng: Giá đỗ, hành, hẹ, cần tây…, các loại nước có ga….

thực đơn cho người viêm loét dạ dày

Kết luận

Việc xây dựng một thực đơn phù hợp cho tình trạng viêm loét dạ dày không chỉ giúp điều trị, hỗ trợ quá trình phục hồi các vết loét, niêm mạc dạ dày bị tổn thương mà còn duy trì sức khỏe các cơ quan tiêu hoá một cách toàn diện. Với những nguyên tắc dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm đúng, bạn sẽ có được một thực đơn hoàn hảo cho tình trạng sức khoẻ của bản thân. LIÊN HỆ NGAY để nhận thêm tư vấn miễn phí!

Nguồn tham khảo:

[1] Smith, J. L., & Goodman, K. J. (2010). The ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Barrett’s Esophagus. American Journal of Gastroenterology

[2] Yang, Y. X., Lewis, J. D., Epstein, S., Metz, D. C., & Long, M. D. (2010). Long-term proton pump inhibitor therapy and risk of hip fracture. JAMA Internal Medicine


Vui lòng để lại thông tin để chuyên gia của Nam Việt có thể liên hệ và tư vấn cho bạn
Form nhận tư vấn từ chuyên gia
Similar Posts
Scroll to Top