logo
banner propectin
>
>
Rối loạn tiêu hoá ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
>
Page 2

Rối loạn tiêu hoá ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng bất thường thuộc hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh. Rối loạn tiêu hóa thường được coi là bệnh lý đường tiêu hóa nhẹ thoáng qua, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về rối loạn tiêu hoá ở người lớn để có thể điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hoá hiệu quả.

I. Rối loạn tiêu hoá là gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường, hay là một trong các giai đoạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy…. Theo Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở người lớn [1].

rối loạn tiêu hóa ở người lớn

II. Đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các nhóm có nguy cơ cao bao gồm:

1. Trẻ em và thanh thiếu niên

Rối loạn chức năng tiêu hóa và rối loạn nhu động ruột thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh đến trẻ vị thành niên 18 tuổi. Tình trạng bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Một số triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy…; dẫn đến 40 – 50% các trường hợp là rối loạn tiêu hoá.

2. Người cao tuổi

Khi tuổi cao, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến các cơ quan tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả và gây ra rối loạn hệ tiêu hóa. Một số cơ quan đáng chú ý là:

  • Thực quản: khả năng co bóp và sức căng cơ vòng trên bị suy giảm do tuổi tác.
  • Dạ dày: khả năng chống lại tổn thương của niêm mạc bao tử suy giảm, gia tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Sức chứa và tốc độ đào thải thức ăn cũng giảm khiến hệ tiêu hóa rối loạn.
  • Ruột non: tuổi tác tác động đến cấu trúc ruột non, khiến quá trình trao đổi chất và hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi.

3. Phụ nữ mang thai

Tử cung có thể tác động ruột và dạ dày kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố gây ra rối loạn hệ tiêu hoá.

4. Người tập luyện thể thao

Đối tượng này thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất nước, ăn kiêng, rối loạn mạch máu… Các tình trạng này có tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hoá thực phẩm .

5. Những người thường xuyên bị căng thẳng, lo âu

Tâm lý không ổn định hoặc mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.

6. Những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, đau nửa đầu, suy giáp…

III. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở người lớn

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, từ chế độ ăn uống không lành mạnh đến các yếu tố tâm lý, sinh hoạt và các thói quen xấu. Theo Hiệp hội Nội tiêu hóa Mỹ (AGA), việc thiếu các chất dinh dưỡng như chất xơ trong ăn uống hay căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng tiêu âm đạo, gây ra các biến chứng liên quan đến hệ tiêu hoá như táo bón và tiêu chảy. Cụ thể là:

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, tình trạng rối loạn tiêu hoá ở người lớn hầu hết xuất phát từ nguyên nhân này. Thói quen tiêu thụ các thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, có chứa các chất có hại hay ăn uống không đúng bữa, không điều độ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạp cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến các bệnh tiêu hoá như đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón [2]….

Theo chuyên gia, các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây tác động tiêu cực cho tiêu hóa gồm:

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Vi khuẩn sinh ra từ thực phẩm hỏng, thực phẩm sống hay thiếu vệ sinh sẽ dẫn đến ngộ độc, co thắt cơ trơn ống tiêu hoá.
  • Đồ ăn cay nóng: Nhóm thực phẩm này khiến bao tử bị tổn thương, là một trong những nhóm thực phẩm dễ gây ra rối loạn hệ tiêu hóa nhất.
  • Thực phẩm có tính axit: Các thực phẩm có tính axit cao như bưởi, cam, chanh… có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tổn thương các cơ quan tiêu hoá và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải thức ăn.

2. Thói quen uống rượu bia, thức uống có cồn và sử dụng chất kích thích

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Theo nghiên cứu, rượu bia và nicotin trong thuốc lá sinh ra acid dịch vị làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cơ vòng thực quản, và gây nên hiện tượng ợ chua và rối loạn tiêu hoá.  

3. Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng trào ngược và các vết loét hình thành trong thành của đường tiêu hoá sinh ra các dịch vị gây đau rát, khó chịu. Nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến tổn thương thực quản hay xuất huyết nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp chức năng của hệ tiêu hoá.

rối loạn tiêu hóa ở người lớn

4. Một số bệnh lý viêm đường ruột

Các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm ruột thừa cấp ảnh hưởng đến các niêm mạc trong thành tiêu hoá và gây ra nhiều triệu chứng như tiêu chảy, nhầy và/hoặc máu trong phân, đi tiêu thường xuyên, mệt mỏi…Những triệu chứng trên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm mất đi môi trường cân bằng ở các cơ quan và dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

5. Bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu xuất hiện do sự tích tụ của các khoáng chất, axit và muối trong nước tiểu. Khi không được đào thải đúng cách, tình trạng tích tụ này tạo cảm giác đau dữ dội ở xương sườn, lưng, bụng và là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa.

IV. Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở người lớn

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở người lớn rất đa dạng và có thể xuất hiện ở nhiều các cơ quan khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, nhìn chung thì dưới đây là một số dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở người lớn thường gặp:

  • Chướng bụng: người bị rối loạn tiêu hoá luôn cảm thấy bụng bị căng đặc biệt là sau khi ăn xong bởi khi chức năng tiêu hoá bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hóa hết, tích trữ trong ống tiêu hóa và gây ra tình trạng này.
  • Buồn nôn: rối loạn tiêu hoá sinh ra các men sinh khí gây kích thích đường tiêu hóa, dễ khiến trào ngược và dẫn đến cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
  • Ợ hơi, ợ nóng: rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường khiến cơ thể bị kích thích sinh ra ợ hơi, ợ nóng và chán ăn.
  • Đau bụng: cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.
  • Các bất thường khi đại tiện: các tình trạng như tiêu chảy, táo bón hay nặng hơn là trĩ sẽ thường xuyên xuất hiện do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa
  • Đầy hơi, khó tiêu: đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hoá khiến bụng luôn trong tình trạng căng tức, óc ách khó chịu như vừa ăn no do quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng [3].

>> Xem thêm: 6 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu đơn giản tại nhà   

rối loạn tiêu hóa ở người lớn

V. Biến chứng rối loạn tiêu hoá ở người lớn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau các bữa ăn và nếu không được điều trị kịp thời có thể sinh ra các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến tăng huyết áp, huyết áp thấp hay thậm chí là tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Các bệnh cấp tính thường gặp do rối loạn tiêu hoá là ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày tá tràng… Bên cạnh đó, một số rối loạn nguy hiểm như tắc ruột, viêm tuỵ cấp… cũng có thể xảy ra nếu không điều trị dứt điểm rối loạn tiêu hoá.

VI. Chẩn đoán rối loạn tiêu hoá như thế nào?

Để tránh các biến chứng nguy hiểm từ rối loạn tiêu hoá ở người lớn, bạn cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khoẻ và thực hiện các xét nghiệm nếu cần thiết để chẩn đoán bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), quy trình xét nghiệm nước tiểu và phân có thể giúp phát hiện các vấn đề tiêu hóa chính xác và kịp thời nhằm đưa ra các cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn hiệu quả. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cơ quan, nên thông qua nhiều phương pháp khác như xét nghiệm chức năng gan thận, huyết học, sinh hoá máu… các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra các lời khuyên phù hợp [4].

VII. Điều trị rối loạn tiêu hoá ở người lớn

Quá trình điều trị hay chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn sẽ khác nhau tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, nguyên nhân gây bệnh… Tuy nhiên, nhìn chung, đối với tình trạng bệnh này, các chuyên gia khuyến nghị một số các phương pháp dưới đây:

1. Chế độ dinh dưỡng: 

Thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng lại dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Ngoài việc hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, đồ chua, mỡ hay rượu bia…. bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và khoáng chất [5]. Nhóm thực phẩm này sẽ giúp sinh ra các lợi khuẩn cho đường ruột và tạo môi trường ổn định để các cơ quan thực hiện quá trình tiêu hoá và đào thải thức ăn. Bên cạnh đó, thức ăn luôn cần được đảm bảo về quá trình chế biến, tránh ăn sống, tái, hoặc ăn thức ăn đã ôi thiu.

rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Đọc thêm: Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?   

2. Uống nhiều nước:

Nước là chất dẫn truyền giúp quá trình tiêu hoá diễn ra trơn tru và giúp các chất hấp thụ tốt hơn vào cơ thể. Nước cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn tiêu hoá ở người lớn và làm giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như táo bón, đầy hơi, ợ chua…

3. Sử dụng thuốc:

Khi tình trạng rối loạn tiêu hoá khó kiểm soát bằng chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể sử dụng kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá khác theo kê đơn của bác sĩ [6]. Các loại thuốc này cũng giúp kiểm soát triệu chứng buồn nôn, hỗ trợ bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên lưu ý dùng đúng liều để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

4. Tập thể dục thường xuyên:

Để giúp kích thích hoạt động co bóp của ruột, bạn nên tập thể dục thường xuyên, lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngủ đủ giấc để các bài tập phát huy tác dụng tối đa. Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khoẻ tim mạnh, cơ bắp mà nó còn giúp cân bằng hoạt động bài tiết cũng như điều chỉnh nhu động ruột.

5. Điều trị tại bệnh viện: 

Các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Lúc này, phương pháp điều trị sẽ được các bác sĩ trực tiếp thực hiện như truyền dịch… Lưu ý nếu bạn gặp tình trạng sốt cao, mất máu do đi ngoài, tiêu chảy mất nước,… bạn nên đến bệnh viện để được theo dõi.

VIII. Phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở người lớn

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết và quan trọng. Một số biện pháp hữu ích để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở người lớn bao gồm:

1. Loại bỏ các tác nhân có hại cho đường tiêu hóa

Các tác nhân có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hoá có thể kể đến là thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống không điều độ, tiêu thụ thực phẩm có hại như rượu bia, đồ cay nóng, dầu mỡ… Ngoài ra, có một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ như rối loạn hệ tiêu hóa nếu cơ thể bị nhạy cảm và dị ứng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc hay thực hiện thói quen ăn uống nào, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ.

2. Bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất có lợi cho tiêu hoá 

Các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… tạo ra các enzyme có lợi và duy trì môi trường cân bằng cho các cơ quan tiêu hoá. Nếu kết hợp các thực phẩm này vào các món ăn hàng ngày một cách thường xuyên và khoa học, các tình trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng… sẽ được ngăn ngừa hiệu quả.

Ngoài ra, việc kết hợp chất xơ hòa tan và không hòa tan cũng là một giải pháp hữu ích để cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Bạn có thể tìm các loại chất này trong các loại hạt, đậu (đậu tây, đậu đen và đậu lima), trái cây (bơ, mơ, lê), rau (cà rốt, củ cải) hoặc trong các thực phẩm bổ sung như ProPectin.

ProPectin là sản phẩm bổ sung cao cấp có chiết xuất hoàn toàn từ Pectin táo tự nhiên. Pectin là một loại chất xơ tự nhiên, có khả năng hấp thụ nước và tạo thành chất nhầy trong ruột, giúp tăng cường chuyển hóa chất béo và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, ProPectin còn giúp giảm tình trạng táo bón và điều chỉnh chất lỏng trong ruột, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.

3. Uống đủ nước

Nước có vai trò rất quan trọng đối với chức năng đường ruột. Việc uống đủ nước mỗi ngày giúp làm sạch hệ tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa các triệu chứng tiêu chảy, táo bón.

4. Sử dụng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học như men vi sinh cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Men vi sinh có thể được tìm thấy trong sữa chua, thực phẩm lên men…

rối loạn tiêu hóa ở người lớn

5. Tập thể dục thường xuyên

Bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi ngày để duy trì chức năng hệ tiêu hóa, cũng như góp phần hỗ trợ điều hòa đường ruột và ngăn chặn rối loạn tiêu hoá hiệu quả.

6. Duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng, lo âu có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá… Vì vậy, việc quản lý stress, tạo tâm lý thoải mái, lạc quan là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số các phương pháp như yoga, thiền… [7]

KẾT LUẬN

Rối loạn tiêu hóa có thể tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống hay gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hoá, bạn có thể tìm ra giải pháp thích hợp cho tình trạng sức khoẻ của bản thân. LIÊN HỆ NGAY với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhằm cải thiện sức khỏe toàn diện. 

Nguồn tham khảo:

[1] “Digestive Diseases.” JAMA Network. Truy cập tại: https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/208915 

[2] “Healthy Eating for Adults.” Centers for Disease Control and Prevention. Truy cập tại: https://www.cdc.gov/nutrition/everyone/basics/foodgroups.html 

[3] “Gastrointestinal Disorders.” World Health Organization. Truy cập tại: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/gastrointestinal-disorders 

[4] “Diagnosis of Digestive Disorders.” World Health Organization. Truy cập tại: https://www.who.int/news-room/q-a-detail/diagnosis-of-digestive-disorders 

[5] “Dietary Fiber: Essential for a Healthy Diet.” Mayo Clinic. Truy cập tại: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fiber/art-20043983

[6] “Digestive Problems.” American Heart Association. Truy cập tại: https://www.heart.org/en/health-topics/consumer-healthcare/what-is-cardiovascular-disease/digestive-problems 

[7] “Stress Management.” Mayo Clinic. Truy cập tại: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/yoga/art-20044733 



Vui lòng để lại thông tin để chuyên gia của Nam Việt có thể liên hệ và tư vấn cho bạn
Form nhận tư vấn từ chuyên gia
Similar Posts
Scroll to Top