Đầy bụng, khó tiêu là vấn đề sức khỏe thường gặp có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và có các biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, ợ chua… gây cảm giác khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả và đơn giản tại nhà.
I. Đầy bụng, khó tiêu là gì?
Đầy bụng, khó tiêu là tình trạng hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc xử lý thức ăn và dịch tiêu hóa. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi ăn quá nhiều hoặc do thói quen ăn uống không khoa học. Bên cạnh đó, một số trường hợp bị đầy hơi khó tiêu do hệ quả của các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, sỏi mật, sỏi thận…
II. Nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu
Có nhiều nguyên nhân gây ra đầy bụng, khó tiêu:
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (American Dietetic Association), thói quen ăn uống không tốt như ăn quá nhanh, không nhai kỹ thức ăn hay tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây ra đầy bụng và khó tiêu [1]. Các thói quen này khiến hệ tiêu hóa không đủ thời gian chuẩn bị để tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Ngoài ra, nếu cơ thể nạp quá nhiều chất đạm, bột, đường, dầu mỡ; dạ dày sẽ không thể tiêu hóa hết được, dẫn đến tồn đọng thức ăn trong ống tiêu hóa gây đầy bụng. Ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, chất kích thích, ăn nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay… cũng là nguyên nhân khiến đường ruột gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa và gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
- Bệnh về tiêu hóa: Một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, phù hoặc cổ trướng ở một số người bệnh mắc bệnh gan, mất nước, táo bón, dị ứng thực phẩm, rối loạn chức năng ruột kích thích (IBS) và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể gây ra đầy bụng và khó tiêu [2].
- Stress và căng thẳng: Căng thẳng tâm lý cũng đã được chứng minh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và gây ra các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu và chướng bụng [3].
- Dùng thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau khiến lợi khuẩn giảm mạnh trong khi các hại khuẩn phát triển gây đầy hơi chứng bụng.
Đọc thêm: Mẹo chữa táo bón cho người già: Nguyên nhân và cách điều trị
III. Biểu hiện của đầy bụng, khó tiêu
Thời gian xuất hiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu tùy vào tình trạng của người bệnh, có thể xuất hiện thường xuyên hoặc từng đợt một vài ngày do giảm khả năng co bóp đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột ở cả hai giai đoạn tiêu hóa lỏng và đặc. Một số biểu hiện thường gặp là:
- Cảm giác đầy bụng và căng thẳng ở vùng bụng, sinh ra khó chịu và giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Đau quặn thành cơn, chướng bụng vùng thượng vị sau ăn, khó tiêu, cảm giác tức bụng ở phía trên, cảm giác như chứa đầy nước, đầy hơi.
- Cảm giác nóng bỏng vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi uống rượu, ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt hay sữa, các thức ăn nóng chứa các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu.
IV. Các mẹo chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả:
Vậy bị đầy hơi phải làm sao? Các mẹo chữa đầy hơi chướng bụng dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe một cách đáng kể:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ nhằm cải thiện khả năng tiếp xúc giữa thức ăn và enzym tiêu hóa, tạo điều kiện tốt cho quá trình tiêu hóa. Giảm cường độ ăn uống và chia bữa ăn thành các khẩu phần nhỏ hơn, tránh ăn quá nhiều trong một lần. Bên cạnh đó, thực hiện các chế độ ăn cụ thể như chế độ BRAT. Chế độ ăn bao gồm nhiều chất xơ, thực phẩm thanh đạm và dễ tiêu hóa như rau xanh, chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đầy bụng, giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn, và tránh tình trạng táo bón.
- Áp dụng các mẹo chữa đầy hơi từ thảo dược thiên nhiên: Một số thực phẩm như tỏi, gừng, cam, bạc hà và cây ổi có tác dụng giảm đau và giúp tiêu hóa tốt hơn [4]. Bạn có thể sử dụng chúng dưới dạng gia vị, nước ép hoặc trà để hỗ trợ tiêu hóa.
- Massage: Theo các chuyên gia, phương pháp này là một trong những cách chữa chướng bụng tuyệt vời. Xoa đều bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát, kết hợp bôi thêm chút dầu nóng lên bụng khi xoa để tăng hiệu quả.
- Thực hiện một số bài tập: Các kỹ thuật thả lỏng cơ, yoga hay thể dục nhẹ nhàng tác động trực tiếp lên vùng bụng có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
- Chườm: Sử dụng túi chườm nóng nhẹ nhàng lên vùng bụng, vùng bẹ sườn giúp trị chướng bụng ăn không tiêu.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa: Bạn có thể tham khảo và kết hợp sử dụng các sản phẩm có chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa cùng với những phương pháp trên để tăng tính hiệu quả. Một sản phẩm đã được chuyên gia kiểm chứng an toàn là ProPectin. Với chiết xuất từ chất xơ Pectin tự nhiên, ProPectin được chứng minh có khả năng hấp thụ nước và tạo thành chất nhầy trong ruột, giúp tăng cường chuyển hóa chất béo và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. ProPectin có thể giúp giảm tình trạng táo bón và điều chỉnh chất lỏng trong ruột, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi, điều trị đầy bụng khó tiêu triệt để.
Bên trên là những cách trị đầy hơi khó tiêu mà bạn nên tham khảo để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Hãy liên hệ ngay với Nam Việt để nhận thêm tư vấn chi tiết!
Nguồn tham khảo:
[1] American Dietetic Association. (2019). Good nutrition and a healthy lifestyle can help prevent or manage many chronic diseases. https://www.eatright.org/health/wellness/preventing-illness/good-nutrition-and-a-healthy-lifestyle-can-help-prevent-chronic-diseases
[2] National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. (2017). Digestive diseases. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases
[3] Sánchez-Rodríguez, E., Egea-Zorrilla, A., & Plaza, F. (2018). Relationship between stress and gastrointestinal tract disorders: A review. World Journal of Gastroenterology, 24(37), 4221-4230.
[4] Haniadka, R., Rajeev, A. G., & Palatty, P. L. (2013). Probiotics, prebiotics and synbiotics – a review. Journal of Food Science and Technology, 50(4), 723-741.