Tuổi tác tăng cao đi kèm với các vấn đề từ môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, gan, một trong những cơ quan quan trọng nhất có chức năng thải độc, bị tác động đáng kể. Trong bài viết này, hãy cùng chuyên gia của Nam Việt nhận biết các dấu hiệu gan đang thải độc hiệu quả và thải độc kém để có những biện pháp kịp thời.
Thải độc gan là gì và tầm quan trọng của nó
Gan là cơ quan quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, có nhiệm vụ lọc và loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Thải độc gan là quá trình thanh lọc gan, giúp loại bỏ các chất cặn bã và độc tố tích tụ để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của gan và duy trì sức khỏe toàn diện.
Dấu hiệu gan đang thải độc kém
Các tác động từ môi trường, thực phẩm, chất kích thích,… khiến chức năng gan bị đình trệ và cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như:
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gan chịu trách nhiệm sản xuất glucose từ glycogen để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi bạn gặp các vấn đề như viêm gan, gan nhiễm độc, khả năng chuyển hóa glucose sẽ bị giảm và dẫn đến cảm giác mệt mỏi.
- Rối loạn tiêu hóa: Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và giải độc. Khi chức năng gan kém, bạn có thể gặp phải các vấn đề như khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng, hoặc thậm chí tiểu đường. Tạp chí Nutrients đã chỉ ra một chế độ ăn không lành mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe gan, gây ra rối loạn tiêu hóa [1].
- Mất ngủ và căng thẳng: Gan cũng liên quan mật thiết đến hệ thống thần kinh và sức khỏe tâm lý. Gan đang thải độc kém có thể dẫn đến khó ngủ, mất ngủ và cảm giác căng thẳng, lo lắng một cách không cần thiết. Tạp chí International Journal of Molecular Sciences chứng minh rằng tình trạng gan bị nhiễm độc ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương, gây ra các vấn đề về giấc ngủ và tâm lý [2].
- Vấn đề về da và tóc: Khi các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày, sẽ xuất hiện các dấu hiệu cần thải độc gan ở da và tóc. Da của người gặp vấn đề về gan thường tái, khô ráp, xuất hiện mụn trứng cá và tóc trở nên khô, gãy rụng.
- Đau và khó chịu vùng bụng phải: Khó khăn trong quá trình thải độc gây ảnh hưởng, làm sưng tế bào gan, tác động đến các dây thần kinh và làm khó chịu, đau nhức khu vực quanh gan.
Dấu hiệu gan thải độc hiệu quả
Một số dấu hiệu cơ thể đang thải độc gan tốt là:
- Vùng bụng bớt đau và khó chịu: Như đã nói ở trên, tổn thương chức năng gan có thể gây đau nhức vùng bụng quanh gan. Nhưng nếu gan hoạt động đúng quy trình và hiệu quả, các triệu chứng này sẽ giảm dần. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy gan đang thải độc tốt hơn.
- Tiêu chảy: Các chất độc trong quá trình thải độc gan được đưa ra khỏi cơ thể thông qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu nên nếu bị tiêu chảy thì có thể là do gan đang loại bỏ độc tố.
- Cải thiện về da: Thải độc gan thành công đem lại sự tươi tắn, sắc hồng hào và sự đều màu da.
- Tăng sức đề kháng: Sức khỏe của bạn có thể được tăng cường, khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng,.. cũng được cải thiện bởi gan đang thực hiện tốt chức năng bảo vệ hệ miễn dịch.
- Cải thiện tiêu hóa: Khi gan trong quá trình thải độc tố, các vấn đề như khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày… sẽ giảm đi đáng kể do cơ thể phục hồi trở lại.
- Cải thiện sức khỏe toàn diện: Khi cơ thể được thanh lọc sạch sẽ, gan có khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn, sản xuất các chất chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Từ đó duy trì sức khỏe toàn diện cho cơ thể.
Tóm lại, gan đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc và duy trì sức khỏe. Nhận biết các dấu hiệu gan đang thải độc kém hay hiệu quả là rất quan trọng để có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ gan phù hợp. Hãy liên hệ với Nam Việt để nhận thêm tư vấn về các vấn đề sức khỏe hoặc các phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả!
Nguồn tham khảo:
[1] Tạp chí Nutrients: “Nutrition in Non-Alcoholic Fatty Liver Disease: Role of Nutrients in the Pathogenesis and Management” – Tác giả: Saeed M. Qaisiya, Jacqueline S. Blüher, 2021
[2] Tạp chí International Journal of Molecular Sciences: “Effects of Liver Toxins on the Central Nervous System” – Aleksandra Deczkowska, Katarzyna Kielbinski, Grzegorz Wilczynski, Michal Mikula, Dorota Jurgiel, Bozena Kaminska, 2018