Tác hại của kim loại nặng trong nước thải nhà máy luyện gang thép

Đối với các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống (sử dụng oxy trong lò đốt). Các thiết bị trong nhà máy ở nhiệt độ cao lên tới hàng nghìn độ C nên muốn vận hành phải có nước làm mát. Nước làm mát thường bị nhiễm kim loại nặng và chất bôi trơn nên không được tái sử dụng, vì vậy chúng được thải bỏ ra bên ngoài cùng với nước thải từ các nguồn khác nhau.

Trung bình sản xuất một tấn sản phẩm sẽ thải ra khoảng 80m3 nước thải .Thành phần của nước thải từ ngành luyện gang thép rất khó xử lý, vì bao gồm nhiều hoá chất độc hại như: Xyanua, Kẽm, Chì, Crom.., và một số chất hữu cơ khác. Vậy chúng có tác hại gì đến sức khỏe con người, hãy cùng Sức Khỏe Nam Việt điểm qua nhé.

nuoc-thai-nha-may-luyen-gang-thep.jpg

Bể xử lý nước thải tại một nhà máy luyện gang thép ở Mỹ

1/ Xyanua

Đây được xem là một trong những chất cực độc bởi chỉ cần khoảng 50 – 200mg cyanua xâm nhập qua đường miệng cũng đủ “hạ gục” một người khỏe mạnh trong vòng 1 phút.

Trong thời gian tiếp xúc ngắn với Xyanua, người bị nhiễm độc sẽ có triệu chứng  chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, thở nhanh, cảm giác nghẹt thở, lo lắng… Người nhiễm độc nặng sẽ bị hôn mê, co thắt cơ, co giật, phù phổi và tử vong. Các dấu hiệu thiếu oxy có thể do nhiễm độc natri xyanua.

Nếu tiếp xúc với mắt, chất độc gây sưng đỏ, đau và bỏng nặng. Đối với đường tiêu hóa, nó gây buồn nôn, rát hoặc ăn mòn thành thực quản và dạ dày. Người tiếp xúc qua da sẽ bị kích ứng, tổn thương da, lở loét, cảm giác nóng rát và đau đớn

Natri xyanua tồn tại trong điều kiện thường ở dạng kết tinh trắng hoặc hạt bột nhỏ, dễ gây tử vong nếu hít hoặc nuốt phải.

Người phụ nữ bị biến dạng mặt mũi trong 1 vụ rỏ rỉ chấy Cyanua tại Ấn Độ.

Người phụ nữ bị biến dạng mặt mũi trong 1 vụ rò rỉ chất Cyanua tại Ấn Độ.

2/ Kẽm

Kẽm là một kim loại có lợi cho cơ thể, tuy nhiên việc thiếu hụt hay dư thừa đều gây nên những hệ quả của nó, ở hàm lượng > 5 mg/l thì kẽm đã làm cho nước có màu trắng sữa, kẽm có khả năng gây ung thư đột biến, gây ngộ độc hệ thần kinh và  thậm chí ảnh hưởng đến việc sinh sản như vô sinh, quái thai…

Các mảnh kẽm

Các mảnh kẽm

2/ Chì

Chì là một trong những kim loại gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, nêu con người tiếp xúc và hấp thu chì trong một thời gian dài.

Trẻ em mức độ hấp thụ chì nhanh và cao gấp 3 – 4 lần người lớn. Chì kìm hãm phản ứng oxy hóa gluco để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Chì gây thiếu máu: ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ, giảm lượng hồng cầu.

Trên thận: chì gây tổn thương thận, giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu làm tăng acid uric trong máu gây bệnh gout.

Trên xương, chì làm giảm yếu tố tạo xương, gây mất cân bằng các tế bào xương, giảm chiều cao ở trẻ ngộ độc chì.

Với hệ sinh sản, chì làm giảm chức năng sinh sản cả nam và nữ, giảm tình dục, giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm tinh trùng, thay đổi hình thái và tính di chuyển của tinh trùng. Làm thai chậm phát triển, giảm cân nặng trẻ sơ sinh, dễ sẩy thai, đẻ non. Trẻ sinh ra bị dị tật như: hở hàm ếch, u máu, u limpho, thần kinh chậm phát triển.

Bệnh nhân bị hoại tử da thịt do nhiễm độc chì vô cơ.

Bệnh nhân bị hoại tử da thịt do nhiễm độc chì vô cơ.

4/ Cadimi

Ngày nay, người ta đã xác định tác hại của Cadimi khi xâm nhiễm vào cơ thể người. Kim loại này là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận rất nặng, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai thì làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi.

Người bị nhiễm cadimi

Người bị nhiễm Cadimi

Hít thở phải bụi có chứa cadimi nhanh chóng dẫn đến các vấn đề đối với hệ hô hấp và thận, có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn lỡ nuốt phải một lượng nhỏ cadimi thì ngay lập tức bị ngộ độc vì gan và thận bị tổn thương. Ngộ độc cadimi là nguyên nhân của bệnh itai-itai, tức “đau đau” trong tiếng Nhật. Ngoài tổn thương thận, người bệnh còn chịu các chứng loãng xương và nhuyễn xương.

Người nhiễm Cadimi bị sưng vù khắp cả người

Người nhiễm Cadimi bị sưng vù khắp cả người

5/ Crom

Đối với những người thường xuyên tiếp xúc và hấp thu crom vào người, đặc biệt là qua đường tiêu hóa sẽ gây ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong, còn qua đường tiếp xúc lâu dài sẽ bị loét da, viêm kết mạc, viêm mũi và ảnh hưởng đến hô hấp. Hoặc đối với những người phơi nhiễm lâu ngày hợp chất crom (VI) có thể gây ra mù vĩnh viễn.

Ngoài ra, crom hóa trị (Cr VI ) sáu lại rất độc hại và được xem là một trong những tác nhân gây đột biến gen khi hít phải. Nếu nuốt nữa thìa cà phê Cr VI sẽ gây tử vong ngay lập tức.

Bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc nhiều với Crom

Bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc nhiều với Crom

Như vậy, có thể thấy những kim loại có trong nước thải của các nhà máy luyện gang thép ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe của con người. Vậy nên biện pháp trước mắt là người dân tránh tiếp xúc với những kim loại nặng này, tuy nhiên về lâu dài thì các nhà máy luyện gang thép nên thực hiện quan trắc và xử lý nước thải một cách hiệu quả trước khi xả thải ra môi trường.

Để biết cơ thể mình có dư hàm lượng kim loại nặng trên thế nào, xem phương pháp kiểm tra dưới đây

Video kiểm tra kim loại dư

 

Phương pháp Cộng hưởng từ này giúp đánh giá nhanh 36 chỉ số hoạt động cơ thể, mà chưa cần lấy mẫu máu, nước tiểu, tế bào. để kịp thời điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, hay có điều trị sớm 

 

 

Tư vấn thêm chi tiết phương pháp làm sạch, thanh lọc cơ thể

Tel: 024 777 99 115   /   0932 377 881

Email: suckhoenamviet@gmail.com

 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Code Vchat ( cop v�o body)